Sự cố thường gặp ở máy biến áp (Phần 1/3)

09:19 02/11/2017

Việc các máy móc hoạt động dẫn đến các trường hợp hỏng hóc, lỗi máy, ngưng hoạt động .. khá phổ biến vì nhiều nguyên nhân. Với máy biến áp cũng vậy, nếu như trong một thời gian sử dụng chúng ta chưa biết cách bảo quản giữ gìn hoặc vận hành sai nguyên tắc, điều đó có thể dẫn đến một số sự cố không mong muốn.

 

Dưới đây là một số lưu ý với những trường hợp thường gặp phải khi sử dụng máy biến áp để các gia đình, hộ kinh doanh hay Doanh nghiệp có thể tránh hoặc khắc phục nhanh chóng.

 

may-bien-ap-3-pha
Sự cố cháy nổ trạm biến áp

 

1. Nguyên tắc chung

 

- Khi có sự cố xảy ra trên các thiết bị trạm 220KV Trưởng ca Nhà máy chỉ huy xử lý sự cố theo qui trình, qui phạm và báo cáo ngay cho điều độ lưới điện để phối hợp xử lý sự cố trên nguyên tắc an toàn và nhanh chóng khôi phục kết dây lại bình thường.

 

- Khi sự cố xảy ra Trưởng ca báo cáo ngay cho điều độ viên lưới điện :

 

– Máy cắt tác động

 

– Tên rơle tác động.

 

– Tình trạng thiết bị.

 

– Thực hiện các thao tác theo lệnh của điều độ viên lưới điện phù hợp với tình hình thiết bị của trạm.

 

– Sau khi báo điều độ viên hệ thống điện Trưởng ca phải báo ngay tình hình sự cố cho Lãnh đạo Nhà máy để kết hợp xử lý khi cần thiết

 

 Nguyên nhân mới được phép đóng điện lại biến thế với sự cho phép của Phó Giám đốc kỹ thuật.

 

2. Các trường hợp cần dừng khẩn cấp máy biến áp

may-bien-ap-3-pha
Kiểm tra hoạt động của máy biến áp

* Dầu biến áp tràn ra ngoài

 

* Tiếng kêu lớn, không đều và rung chuyển bên trong

 

* Sự phát nóng của biến áp tăng lên bất thường

 

* Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột

 

* Sứ  bị bể , phóng điện bề mặt  sứ

 

* Có tai nạn hay cháy ở phạm vi biến áp

 

– Khi biến áp bị cắt do rơle tác động, phải nhanh chóng xác định được  rơle nào tác động, nguyên nhân gây tác động .

 

* Nếu do rơle so lệch, rơle hơi, van an toàn tác động thì không được đưa máy biến áp vào làm việc trở lại . Phải cô lập biến áp ra khỏi hệ thống , tổ chức kiểm tra để xác định nguyên nhân . Chỉ được phép đưa biến áp vào hoạt động trở lại khi đã được Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật Nhà máy và điều độ lưới điện chấp thuận .

 

* Nếu do rơle khác tác động , khi xác định không phải sự cố của bản thân máy biến áp thì cho phép đóng điện lại một lần  nhưng phải được sự đồng ý của điều độ lưới điện

 

* Tất cả các trường hợp rơle tác động cắt máy biến áp , phải nhanh chóng báo cho điều độ viên lưới điện , thời gian và tên rơle tác động để điều độ kết hợp cùng xử lý và báo cáo lãnh đạo Nhà máy.

 

3. Sự cố thường gặp với máy biến áp

 

 

3.1  BUCHHOLZ RELAY ALARM (96B1) (Rơle hơi Máy biến áp  chính tác động cấp 1)           

               

Xử lý:

* Giảm tải qua máy biến thế và kiểm tra :

– Độ phát nóng biến áp

– Âm thanh của máy biến áp

– Mực dầu, chế độ làm mát…

Nếu bình thường : Reset báo động tăng lại tải qua biến áp và tiếp tục theo dõi

 

3.2  BUCHHOLZ RELAY TRIP (96B2)  (Rơle hơi Máy biến áp  chính tác động cấp 2)

 

Xử lý:

* Báo điều độ lưới điện.

* Án động biến thế  để kiểm tra:

–    Rơle hơi

–    Thử mẫu dầu biến thế

–    Đo cách điện biến thế

* Kiểm tra khắc phục được nguyên nhân mới được phép đóng điện lại biến thế với sự cho phép của Phó Giám đốc kỹ thuật.

 

 

3.3  OIL -TEMP INDICATOR ALARM (26Q1) (Nhiệt độ dầu biến áp chính cao )        

 

Xử lý:

*Kiểm tra tìm nguyên nhân báo động để xử lý :

– Thông số tải qua máy biến áp (nếu quá tải thì phải giảm tải )

– Hệ thống quạt làm mát biến áp (tất cả các quạt phải được hoạt động )

– Chỉ thị nhiệt độ tại chỗ,độ nóng vỏ biến áp…

 

 

3.4   OIL – TEMP INDICATOR TRIP  (26Q2)  (Nhiệt độ dầu biến áp chính cao  -trip)

               

Xử lý:

*Báo điều độ lưới điện

* Kiểm tra :

– Nhiệt độ dầu chỉ thị thực tế.

– Nhiệt độ vỏ biến thế

– Thông số : công suất , điện áp, cường độ…qua biến áp.

– Kiểm trị số chỉnh định công tắc tác động.

(nếu nghi ngờ tác động sai )

* Kiểm tra xác định nguyên nhân và khắc phục xong mới được phép đóng điện lại biến áp.

 

 

3.5 OIL LEVEL INDICATOR ALARM    (33Q) (Mực dầu MBAchính  thấp )     

 

Xử lý:

* Kiểm tra, xác định mực dầu máy biến áp.

– Nếu mực dầu còn đầy : kiểm tra công tắc lúc thích hợp.

– Nếu mực dầu thấp : xin án động biến áp để kiểm tra nguyên nhân và châm dầu bổ sung.

 

Xem thêm:

>>> Thông tin không thể bỏ qua khi tìm hiểu về máy biến áp

>>> Thông tin chi tiết về máy biến áp 3 pha

Thong ke